TRUYỀN THÔNG PHỔ BIẾN, TƯ VẤN VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN, TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH PHỔ THÔNG

TRUYỀN THÔNG

PHỔ BIẾN, TƯ VẤN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN, TÂM SINH LÝ

 LỨA TUỔI HỌC SINH PHỔ THÔNG

Thực hiện Công văn số 1548/SGDĐT-CTTT ngày 14 tháng 6 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp về việc Truyền thông phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông năm 2023.

Căn cứ Công văn số 1084/PGDĐT-NV ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười về việc Truyền thông phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông năm 2023.

Vào lúc 7 giờ sáng, ngày 13/11/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức Truyền thông phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh tại trường Trung học cơ sở Trường Xuân.

Đến dự buổi tuyên truyền hôm nay gồm có các ông bà sau:

Về cấp tỉnh:

– Ông Phạm Đăng Sơn – Chuyên viên Phòng chính trị tư tưởng – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp.

– Bà Ngô Nguyễn Như Ý – Chuyên viên tâm lý – Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đồng Tháp.

– Bà Nguyễn Thị Diệu Hiền – Trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khoẻ – Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp.

Về cấp huyện: Ông Trần Hùng Hoa – Chuyên viên Phòng Giáo dục đào tạo huyện Tháp Mười.

Về cấp xã: Ông Lê Hoàng Cầm – Trạm Y tế xã Trường Xuân.

Về phía nhà trường: Ông Nguyễn Hữu Nghị – Hiệu trưởng trường THCS Trường Xuân.

Cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường cùng tham dự buổi truyền thông.

2854487d76b1a0eff9a0

3c8b10642ea8f8f6a1b9

79ddc6d8f8142e4a7705

2ab2259b1b57cd099446f8a9a7db7b19ad47f408

Buổi truyền thông diễn ra khoảng 90 phút, các báo cáo viên có chuyên môn về tư vấn tâm lý, giáo dục sức khỏe được mời đến từ Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, các báo cáo viên đã trình bày những nội dung như: Thực trạng về vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh hiện nay đang gia tăng như Stress, lo âu, trầm cảm, tự tử, … Các rối loạn tâm thần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, học tập và sinh hoạt. Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa là một trạng thái của khoẻ mạnh và hạnh phúc, nhận thức rõ được khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và khả năng đóng góp cho cộng đồng.

Nguyên nhân dẫn đến các rối loạn sức khỏe tâm thần: Áp lực học tập nhất là vào mùa thi; Kỳ vọng của cha mẹ; Sự thay đổi các mối quan hệ bạn bè; Những thói quen sống không lành mạnh; Sức khoẻ và kết quả học tập không tốt. Dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần như mất ngủ, lo lắng quá mức, mệt mỏi vô cớ, sử dụng thiết bị điện tử, mạng xã hội quá nhiều.

Biện pháp phòng tránh rối loạn sức khỏe tâm thần: Đối với gia đình và nhà trường: Cần theo dõi giấc ngủ của con em; Khuyến khích các em nói ra vấn đề của mình, cùng các em tìm ra giải pháp để không có suy nghĩ tiêu cực; Tránh đặt kỳ vọng quá cao ở các em; Tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái, lành mạnh, sắp xếp lịch học tập và thi cử hợp lý, khoa học; Tạo môi trường cho lối sống lành mạnh. Đối với học sinh: Xây dựng thời gian biểu học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học; Rèn luyện cách suy nghĩ tích cực, cố gắng giải quyết vấn đề; học cách đối thoại, trình bày vấn đề của bản thân với gia đình và nhà trường; Tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, tránh các thói quen không tốt như thức khuya, chơi game quá nhiều, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, …).
b9d7937e44bc92e2cbad

b246e51f39ddef83b6cc

6cdb46a1786dae33f77c

fa7be394dd580b065249

 

Trả lời