KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC NĂM 2020 – 2025

Tên file: KE-HOACH-XAY-DUNG-CHIEN-LUOC-PHAT-TRIEN-NHA-TRUONG.doc
Tải về

UBDN HUYỆN THÁP MƯỜI

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG XUÂN
Số: 128 /KH-THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                Trường Xuân , ngày 10 tháng 01 năm 2020

KẾ HOẠCH

Chiến lược giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Trường THCS Trường Xuân được thành lập năm 1993. Sau gần 26 năm xây dựng và phát triển, thành tích của nhà trường đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của đất nước. Trong giai đoạn phát triển Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Điều này đòi hỏi nhà trường phải xây dựng kế hoạh chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười.

Suốt chặng đường gần 26 năm qua, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường THCS Trường Xuân đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng nhà trường phát triển khá vững mạnh. Các tổ chức: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn đội trong nhà trường liên tục đạt danh hiệu vững mạnh. Trường liên tục đạt danh hiệu tiên tiến, đạt Xuất sắc là trường đứng trong tốp giữa chất lượng giáo dục so với các trường trong huyện.

Từ ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn. Phòng học chưa có đủ. Văn phòng dùng tạm chung tất cả các ban ngành đoàn thể. Đến nay trường đã có cơ ngơi khang trang, đẹp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình công tác, 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều năm liền đạt danh hiệu GVDG cấp huyện. CBGVNV nhà trường tích cực công tác, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hằng năm, CBGVNV đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt danh hiệu LĐTT, CSTĐ cơ sở, đạt chuẩn về xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS. Nhà trường đã đạt Tập thể Xuất sắc.

Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển, là cơ sở quyết sách của hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Môi trường bên trong:

1.1. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác, có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường. Luôn tích cực học tập và cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công việc của cấp trên

Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Đủ về số lượng, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, nhiệt tình trong công tác và luôn góp sức để nhà trường phát triển. Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Ban giám hiệu: 3; Giáo viên dạy lớp: 39; Tổng phụ trách: 1; Thiết bị: 2; Kế toán: 1; Văn thư: 1; Y tế học đường:1; Bảo vệ: 2; Phục vụ: 2.Chia làm 7 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng. Hiện tại trường đang thiếu nhân viên Thư viện.

Tổ Văn- GDCD: 1 phó hiệu trưởng và 6 giáo viên

Tổ Sử – Địa: 1 phó hiệu trưởng và 5 giáo viên

Tổ Toán – Tin: 7 giáo viên

Tổ Lý – Công nghệ: 5 giáo viên và 2 nhân viên

Tổ Sinh – Hóa: 1 HT và 6 giáo viên

Tổ Tiếng Anh: 4 giáo viên

Tổ Thể dục – Nhạc – Mỹ thuật: 6 giáo viên

Tổ Văn phòng: 7 nhân viên

Số lớp: 22 lớp; trong đó: 6 lớp 6, 5 lớp 7, 6 lớp 8, 5 lớp 9.

TT Loại CBGV, NV Tổng số Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa chuẩn
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
1 CBQL 3 0 0 3 100% 0 0 0 0 0 0
2 GV 39 0 0 32 82% 7 17,9% 0 0 0 0
3 NV 9 0 0 1 11 % 2 22% 2 22% 4 44%
Tổng cộng 51 0 0 36 70,5% 9 17,6% 2 3,9% 4 7,8%

1.2. Về chất lượng 2 mặt giáo dục

Hiện tại nhà trường có 22 lớp với 869 học sinh, chất lượng 2 mặt giáo dục hàng năm đều tăng, kết quả năm qua như sau:

Xếp loại Hạnh kiểm:

Khối TSHS Hạnh kiểm
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
6 219 202 92,24% 16 7,31% 1 0,46% 0 0
7 244 221 90,57% 23 9,43% 0 0 0 0
8 209 179 85,65% 27 12,92% 2 0,96% 1 0,48%
9 197 177 89,85% 20 10,15% 0 0 0 0
Cộng 869 779 89,64% 86 9,90% 3 0,35% 1 0,12%

Xếp loại Học lực:

Khối TSHS Học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
6 219 53 24,20% 78 35,62% 82 37,44% 2 0,91% 4 1,83%
7 244 50 20,49% 80 32,79% 101 41,39% 5 2,05% 8 3,28%
8 209 42 20,10% 84 40,19% 78 37,32% 0 0 5 2,39%
9 197 42 21,32% 62 31,47% 93 47,21% 0 0 0 0
Cộng 869 187 21,52% 304 34,98% 354 40,74% 7 0,81% 17 1,96%

1.3. Về cơ sở vật chất nhà trường

– Diện tích tổng thể nhà trường: 11.131.9 m2, bình quân diện tích sử dụng cho một học sinh là 13.27m2/hs. Đủ diện tích theo qui định với số lượng học sinh hiện tại. Cơ sở vật chất: đảm bảo đủ số phòng học, các phòng chức năng, khuôn viên trường có nhiều bóng mát, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch đẹp tiến tới trường hiện đại.

– Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm:

+ Khu phòng học – thực hành bộ môn: đủ số phòng học, đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng quy cách, các phòng thực hành bộ môn trang bị đúng quy định, đúng chuẩn.

+ Khu phục vụ học tập: có thư viện, phòng đoàn đội, phòng truyền thống.

+ Khu hành chính quản trị: có phòng làm việc của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp hội đồng.

+ Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây xanh bóng mát

+ Khu vệ sinh được bố trí hợp lý riêng cho giáo viên và học sinh.

+ Có khu để xe riêng cho giáo viên và học sinh đảm bảo trật tự, an toàn.

+ Có đủ nước sạch cho các hoạt động giáo dục.

-Thể chế: thực hiện tốt qui chế trường học, chuyên môn, qui chế liên tịch, nội qui, điều lệ nhà trường.

Các phòng chức năng được trang bị dụng cụ thực hành đầy đủ, trang thiết bị dạy học khác cũng được mua sắm bổ sung hàng năm để đảm bảo tốt cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả. Cơ cấu các phòng như sau:

– Phòng học: 19 phòng.

– Phòng bộ môn: 04 phòng (Gồm: Vật lý – Công nghệ; Hóa học – Sinh học; Tin học; Tiếng Anh).

– Khối phòng phục vụ học tập gồm có 4 phòng: 1 phòng truyền thống; 1 phòng thư viện; 1 phòng thiết bị; 1 phòng đoàn – đội.

– Khối phòng hành chính – quản trị gồm có 7 phòng: 1 phòng Hiệu trưởng; 2 phòng phó Hiệu trưởng; 1 phòng giáo viên; 1 phòng thông tin dữ liệu văn thư và kế toán; 1 phòng y tế học đường; 1 phòng Công đoàn.

Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại.

1.4. Mặt mạnh:

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đoàn kết, trách nhiệm, cầu tiến. Trình độ đa số đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, thương yêu học sinh có tâm huyết với nghề nghiệp.

Học sinh năng động trong học tập, có tác phong đạo đức tốt, ngoan lễ phép, tích cực tham gia tốt cac hoạt động phong trào do nhà trường hoặc cấp trên tổ chức.

Cơ sở vật chất khá khang trang, rộng rãi, thoáng mát, có đủ các phòng học, bàn ghế, trang bị đủ ánh sáng. Thiết bị giáo dục đầy đủ để phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường.

1.5. Mặt yếu:

Một vài học sinh phải theo cha mẹ đi làm ăn nên ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Có những học sinh thuộc gia đình khó khăn phải bỏ học để ở nhà trông em cho cha mẹ đi làm ăn.Ý thức học tập của học sinh đầu cấp còn thấp nên rất khó khăn trong công tác giảng dạy vì mất nhiều thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm nâng dần chất lượng học tập và thực hiện nghiêm nề nếp học tập của các em và giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.

Một vài giáo viên hạn chế việc vận dụng công nghệ thông tin, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nên hiệu quả bộ môn chưa đạt cao theo yêu cầu.

Chất lượng đầu vào của học sinh còn chưa cao

2. Môi trường bên ngoài

 2.1. Thời cơ:

          Được sự quan tâm của Đảng uỷ và chính quyền địa phương về mọi mặt. Đường lộ thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh của xã Trường Xuân và các xã lân cận đến trường thuận lợi hơn rất nhiều.

          Tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của xã Trường Xuân trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, trình độ dân trí tăng cao, nhu cầu học tập đòi hỏi ngày càng lớn.

          Phần đông học sinh và cha mẹ học sinh trong địa bàn đã có lòng tin vào chất lượng giáo dục của nhà trường, yên tâm khi được học tại trường.

2.2. Thách thức:

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của người học. Đòi hỏi nhà trường phải có thay đổi vượt bậc về các điều kiện dạy và học (Phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, công nghệ thông tin…), giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh phát triển toàn diện, có tính năng động sáng tạo.

`    Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn, để thu hút đông đảo học sinh trong địa bàn về học tại trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên đòi hỏi ngày càng cao hơn.

Môi trường xã hội đan xen lẫn nhau, nhiều phức tạp. Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần thái độ học tập đúng đắn, vượt qua những biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện tại: Chơi game online, bạo lực học đường, ý thức khi tham gia giao thông…

3. Xác định các vấn đề ưu tiên

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

– Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin  trong dạy – học và quản lý; tăng cường các tổ chức hoạt động tập thể, giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục trải nghiệm sáng tạo.

– Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa với quy hoạch hợp lý và mua sắm trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Duy trì và phát huy cảnh quan nhà trường khang trang Xanh- sạch- đẹp, tạo dựng môi trường an toàn và thân thiện.

– Thực hiện đánh giá các hoạt động của nhà trường về công tác quản lý và giảng dạy theo bộ tiêu chuẩn mới đã quy định, có giải pháp định hướng thúc đẩy thông qua kiểm tra, đánh giá, tổng kết.

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý

– Nâng cao trình độ dạy và học ngoại ngữ

– Áp dụng theo đánh giá chuẩn giáo viên và trường chuẩn quốc gia.

– Duy trì và phát triển dạy Tiếng Anh với người Việt.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

  1. Tầm nhìn

Là một trong những trường có chất lượng giáo dục toàn diện cao trong huyện. Được cha mẹ học sinh tin tưởng, học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi  giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên trong tương lai.

  1. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, kỷ cương, chất lượng tốt, hiệu quả cao để mỗi học sinh được phát triển toàn diện, có kỹ năng sống và khả năng tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

  1. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường

Tình đoàn kết.

Tinh thần trách nhiệm.

Lòng tự trọng.

Tính trung thực.

Lòng nhân ái.

Sự hợp tác.

Tính sáng tạo và khát vọng vươn lên.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

  1. Mục tiêu chung

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, có mô hình giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu về chiến lược phát triển bền vững giáo dục của Huyện Tháp Mười, đóng góp sự phát triển giáo dục chung của Tỉnh, đáp ứng được sự nghiệp “Trồng người” của Đảng và Nhà nước về trước mắt và lâu dài.

Đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường; tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.

Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vững vàng về chuyên môn – nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, và phát huy chủ thể học sinh vùng nông thôn. Luôn nêu cao ý thức và phấn đấu thực hiện tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng và hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển chuyên môn và nhân cách đội ngũ nhà trường.

Xây dựng môi trường sư phạm, văn hóa nhà trường qua thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” với nội dung chủ yếu: Tạo khung cảnh nhà trường luôn luôn xanh – sạch – đẹp, môi trường sư phạm lành mạnh; tạo sự đoàn kết gắn bó – tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường. Hạn chế học sinh lưu ban và bỏ học. Xây dựng phương pháp dạy học tích cực cho học sinh ở trường, ở nhà; học tập theo tổ, nhóm. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp để giáo dục truyền thống, rèn luyện sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng sống cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch và huy động các nguồn lực từ  bên trong và bên ngoài nhà trường trong đó chủ yếu là đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và Ban đại diện CMHS của trường.

Tạo dựng một môi trường học tập – rèn luyện đạt chất lượng, xây dựng được thương hiệu nhà trường và luôn có được niềm tin của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.

Đầu tư nâng cấp CSVC, trang thiết bị dạy học nhằm nâng chất việc duy trì trường chuẩn quốc gia và kiểm kịnh chất lượng giáo dục đạt mức cao nhất, nhằm tạo thương hiệu vững chắc, quảng bá rộng khắp, thu hút và thúc đẩy nội, ngoại lực phát triển vững mạnh.

  1. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu ngắn hạn

– Huy động học sinh đầu cấp đạt 100%, toàn cấp đạt trên 99,5% từ năm 2021 và duy trì hàng năm, đến năm 2025 đầu cấp đạt 100%, toàn cấp đạt trên 99,8%. Học sinh bỏ học không quá 1% trên năm.

– Chất lượng giáo dục:

Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm: 100%.

Tuyển sinh vào lớp 10:   85 – 90%.

Học sinh Khá – Giỏi: 60%.

Học sinh Yếu: không quá 3%.

Học sinh kém: không quá 1%.

Học sinh Giỏi văn hóa – năng khiếu đạt giải cấp huyện: 2%.

Học sinh Giỏi văn hóa – năng khiếu cấp tỉnh: 1%.

– Chất lượng đạo đức của học sinh:

Xếp loại Tốt: 80%  Khá: 20%  TB: 0%  Yếu: 0%

– Duy trì trường đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp hàng năm đạt từ 95/100 điểm trở lên (theo quy định hiện hành).

– Giữ vững thành tích trường học đạt công sở văn hóa hàng năm.

– Xây dựng trường học đạt danh hiệu trường: “Tập thể lao động tiên tiến, phấn đấu đạt Tập thể lao động Xuất sắc hàng năm.

– Nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

– Phát triển đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đến năm 2025: 100%; Vượt chuẩn 90%, cụ thể như:

 

TT Loại CBGV, NV Tổng số Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa chuẩn
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
1 CBQL 3 1 33,3% 2 66.7%
2 GV 39 39 100%
3 NV 10 2 205 2 20% 2 20% 4 40%
Cộng 52 1 1,9% 42 80,7% 2 3,8% 2 3,8% 4 7,6%

– Giáo viên dạy giỏi (cấp huyện): 20%.

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ TĐCS: 20%.

– Giáo viên đạt lao động tiên tiến: 60%.

– Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên xếp loại (công chức, viên chức) Trung bình (hàng năm).

– Thư viện đạt “Tiên tiến” năm 2023.

– Duy trì và nâng cấp trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) đạt Mức 2 năm 2021.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy – đạt hiệu quả.

– Tổ  chức thực hiện và tham gia các hoạt động giáo dục theo Điều lệ trường trung học và luật Giáo dục.

2.2. Mục tiêu trung hạn

Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn đến năm 2025 tiếp tục được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia lần II. Tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng trường đạt Mức 3 về KĐCLGD. Nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới và theo tiêu chuẩn về trường THCS thuộc dự án xây dựng nông thôn mới, trường điển hình về chất lượng giáo dục toàn diện và hoàn thiện việc thay sách theo quy định của Bộ Giáo dục.

2.3. Mục tiêu dài hạn

Phấn đấu đến năm 2030, nhà trường duy trì và đạt được các mục tiêu sau:

– Chất lượng giáo dục được khẳng định vị thế thứ tư của Huyện.

– Duy trì thư viện đạt danh hiệu “Tiên tiến”.

– Trường giữ vững đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp.

– Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025 (lần II) và KĐCLGD ở Mức 3.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

  1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá, giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, trí tuệ, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập.

– Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào, mong muốn cống hiến cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

– Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong đội ngũ nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho công tác dạy và học của nhà trường.

– Không ngừng cải tiến công tác thi đua, khen thưởng sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hướng tới sự công bằng, lành mạnh, tạo điều kiện cho từng cá nhân phấn đấu nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động.

– Tổ chức kiểm tra đánh giá chặt chẽ, đúng quy định. Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy, nhằm đánh giá đúng năng lực từng cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ kế cận.

– Chú trọng chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức, giáo dục thực hiện tốt các kỹ năng sống và chất lượng các môn học văn hóa.

– Đổi mới các hình thức hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sinh hoạtngoại khóa tạo cho các em có tinh thần thoải mái, tự tin, sáng tạo trong quá trình tham gia học tập và rèn luyện bản thân.

  1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.

– Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảnlý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

– Tăng cường rèn luyện kỹ năng và khả năng tương tác của học sinh trong quá trình dạy học.

– Đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.

– Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn và giáo dục tốt kỹ năngsống cho học sinh, giúp học sinh có được những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hội nhập cơ bản.

  1. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học.

– Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tổ chức bảo quản sử dụng hiệu quả, lâu dài.

– Xây dựng kế hoạch mua sắm hợp lý các trang thiết bị dạy học hiện đại, đúng chuẩn đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh.

– Thực hiện có hiệu quả chương trình ứng dụng về công nghệ thông tin.

  1. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý

– Quản lý tất cả các khâu trong nhà trường bằng các phần mềm tương ứngTriển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, trong quá trình giảng dạy.

– Xây dựng trang web, thư viện điện tử cho đơn vị để cán bộ, giáo viên, nhân viên dễ dàng cập nhật thông tin, dữ liệu phục vụ tốt cho công tác chuyên môn, hỗ trợ việc soạn giảng của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn.

– Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng Tin học, giáo án điện tử, thiết kế bài dạy trên Power point cho đội ngũ cán bộ, giáo viên , nhân viên.

  1. Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.

Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân và cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, nhà tài trợ, khuyến học nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

– Xây dựng nhà trường văn hóa: Khuôn viên trường luôn “Xanh- Sạch- Đẹp”, phải có nhiều cây xanh, hoa, kiểng.. qua sự huy động sự đóng góp của các bậc phụ huynh học sinh.

+ Tạo môi trường thân thiện cho học sinh: Khuôn viên lớp học cần đảm bảo cây xanh, hoa kiểng. Tiếp xúc ân cần của giáo viên, thay đổi phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức sinh hoạt trong những tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.

+ Tổ chức các giờ tham quan các khu di tích lịch sử ở địa phương để học sinh thấy được những công lao đóng góp của cha ông ta ngày xưa. Từ đó ra sức giữ gìn, bảo vệ và xem đây là giá trị văn hóa của địa phương.

  • Huy động mọi nguồn lực của xã hội, cá nhân, mạnh thường quân hỗ trợ kinh

phí đầu tư phát triển trường lớp theo mô hình hiện đại.

  1. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội; giao lưu, hợp tác quốc tế.

-Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường- gia đình- xã hội để phối hợp tốtviệc giáo dục học sinh.

– Quan hệ tốt với chính quyền, các cơ quan ban ngành địa phương.

– Luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của địa phương.

  1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục; xây dựng thương hiệu nhà trường.

Nâng cấp và khai thác có hiệu quả website của nhà trường, giới thiệu rộng rãi các hoạt động của nhà trường trên các phương tiện thông tin đặc biệt qua website của nhà trường để cha mẹ học sinh, học sinh có thể truy cập thông tin về nhà trường.

– Khai thác hiệu quả chương trình sổ liên lạc điện tử nhằm giúp phụ huynh theo dõi được quá trình học tập và rèn luyện của con, em giúp họ an tâm khi gửi con em theo học tại trường.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, luôn tận tình, tận tâm, tận lực, tận tụy với học sinh. Có năng lực chuyên môn vững vàng, được các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh tin tưởng, tín nhiệm.Cơ sở vật chất khang trang, có đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại, các phòng học đều có trang bị Tivi.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường trở thành kế hoạch chiến lược của từng cá nhân, tổ chức đơn vị trong nhà trường với mục tiêu chiến lược và giải pháp chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn.

– Được triển khai, phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh trong đơn vị, ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức ở địa phương.

  1. 2. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

2.1. Giai đoạn 1

Năm 2020 – 2021: Phổ biến lấy ý kiến đóng góp, hoàn thành và triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục. Đạt duy trì Trường Xanh – Sạch – Đẹp. Số lớp 22 lớp, với 877 học sinh. CBGVNV: 52 người. Thực hiện 20% kế hoạch chiến lược.

2.2. Giai đoạn 2

Năm 2021- 2022: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược cho phù hợp với yêu cầu mới. Tập trung bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, các phòng chức năng, phòng bộ môn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tập huấn chuyên môn về thay sách giáo khoa khối 6 cho CBGV của nhà trường. Đạt kiểm định chất lượng giáo dục và Trường Chuẩn Quốc Gia mức độ 3. Số lớp 22 lớp, với 879 học sinh. CBGVNV 52 người.Thực hiện 40% kế hoạch chiến lược.

2.3. Giai đoạn 3

Năm 2022-2023: Đẩy mạnh các hoạt động đã được đề ra trong kế hoạch, nâng cao chất lượng giáo dục. Tập huấn chuyên môn về thay sách giáo khoa khối 7 cho CBGV của nhà trường. Số lớp 22 lớp, với 880 học sinh. CBGVNV 52 người. Thực hiện 60% kế hoạch chiến lược.

2.4. Giai đoạn 4

Năm 2023- 2024: Thu thập thông tin, kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Tập huấn chuyên môn về thay sách giáo khoa khối 8 cho CBGV của nhà trường. Số lớp 22 lớp, với 887 học sinh. CBGVNV 52 ngườiThực hiện 80% kế hoạch chiến lược.

2.5. Giai đoạn 5

Năm 2024-2025: Tiếp tục điều chỉnh bổ sung thực hiện kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. Hoàn tất thực hiện kế hoạch chiến lược còn lại.Tập huấn chuyên môn về thay sách giáo khoa khối 9 cho CBGV của nhà trường. Số lớp 22 lớp, với 889 học sinh. CBGVNV 52 ngườiThực hiện 100% kế hoạch chiến lược.

  1. Phân công nhiệm vụ cụ thể

– Hiệu trưởng:  Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Tổ chức sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất nội dung, biện pháp cần điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch từng năm học.

– Các Phó Hiệu trưởng: Với nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

– Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách: Triển khai thực hiện kế hoạch trong đoàn thể được phân công phụ trách. Báo cáo thường kỳ nội dung, biện pháp, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

– Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong từng tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch ngày càng hiệu quả.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo phần việc, từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

– Ban đại diên cha mẹ học sinh: Phối hợp với nhà trường, giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh, hỗ trợ tinh thần, vật chất xây dựng đóng góp ý kiến giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển từng giai đoạn của kế hoạch chiến lược.

– Trách nhiệm của học sinh: ra sức rèn luyện đạo đức và năng lực học tập. Tích cực tham gia các hoạt động mà nhà trường đề ra. Phấn đấu trở thành những học sinh tốt.

  1. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
  2. Đối với PGD& ĐT huyện Tháp Mười:

Tham mưu với UBND huyện Tháp Mười bổ sung nguồn nhân lực (hiện nhà trường đang thiếu nhân viên Thư viện) để nhà trường đảm bảo đủ theo yêu cầu của Điều lệ trường trung học.

  1. Đối với UBND xã Trường Xuân:

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo các tiêu chí giáo dục của dự án phát triển nông thôn mới để nhà trường thực hiện kế hoạch chiến lược.

           Trên đây là kế hoạch “Chiến lược phát triển giáo dục Trường THCS Trường Xuân giai đoạn 2020 – 2025”. Nhà trường xây dựng lộ trình thực hiện và cụ thể hoá các mục tiêu thành chương trình hành động thiết thực, sát với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Góp phần vào thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2020 – 2025 và hướng đến tầm nhìn năm 2030./.

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GDĐT

 

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Võ Thị Ngọc Huệ

Trả lời